CB và CB chống giật khác nhau ở điểm nào, đối với những người sử dụng thông thường và ít quan tâm đến điện, các thiết bị điện cũng như hệ thống mạch điện… chắc hẳn cũng biết đến những chiếc CB – cầu dao điện nói chung, tuy nhiên, nếu nghe nói về CB hay CB chống giật, chắc hẳn không phải nhiều người biết và phân biệt được sự khác nhau của nó cũng như tác dụng sử dụng của nó khác nhau như thế nào.
Nếu bạn nằm trong số đó và đang muốn tìm hiểu những thông tin cơ bản về vấn để này với một nhu cầu riêng nào đó, có thể theo dõi bài viết dưới đây của Thuận Phong để tự tìm thấy cho mình những thông tin cần thiết nhé.
CB và CB chống giật có gì khác nhau, ứng dụng của nó như thế nào?
CB chống giật, đầu tiên nó phải là một chiếc CB thông thường – hay còn được gọi là một chiếc cầu tự động hoặc aptomat tự động, mà trên thị trường hiện rất phổ biến trong tất cả các mạch điện dân dụng, tuy nhiên điểm khác nhau chính đã nằm trong chính cái tên của nó – chiếc CB chống giật được tích hợp thêm tính năng chống giật, giúp bảo vệ chống rò dòng điện, đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng. Trên thị trường hiện nay, dòng CB chống giật được chia làm 2 loại chính là RCBO và ELCB, trong khi những chiếc CB thông thường không có tính năng chống giật là CB tép hoặc CB khối có tên là MCB hoặc MCCB.
CB chống giật RCBO là những chiếc aptomat chống giật, được tích hợp thêm chức năng chống rò dòng điện bên cạnh chức năng chính là chống quá tải và ngắn mạch, trong khi đó ELCB là dạng CB chống giật cao cấp hơn bên cạnh các chức năng cơ bản như bảo vệ dòng điện khi gặp các sự cố như quá tải, ngắn mạch, và rò dòng, thì những chiếc cầu dao ELCB còn có thêm dây nối đất giúp bảo vệ dòng rò và chống giật hiệu quả hơn, bảo vệ an toàn cho người sử dụng khi trực tiếp sử dụng các thiết bị điện bị rò dòng.
Trong khi đó, những chiếc CB thông thường như MCB và MCCB là những thiết bị đóng ngắt giúp bảo vệ hệ thống điện và các thiết bị điện trong mạch điện của bạn khi gặp các sự cố quá tải và ngắn mạch thông thường, không có tính năng bảo vệ khi gặp dồng và ngắn mạch, vì vậy mức giá thành của các thiết bị aptomat này cũng rẻ hơn có với những chiếc CB chống giật.
>> Xem thêm: Giá Aptomat chống giật
Dưới đây, Thuận Phong sẽ giới thiệu chi tiết hơn cho bạn sự khác nhau về giá thành của những chiếc CB và CB chống giật, thông qua bảng giá của các thiết bị đóng ngắt, bảo vệ mạch điện chất lượng cao của Panasonic để bạn có thể hình dung rõ hơn về những chiếc CB và CB chống giật nói chung.
Thiết bị chống điện giật Panasonic có giá thành như thế nào?
Panasonic là thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị điện nói chung và các lại CB Panasonic nói riêng, chất lượng và đạt được hiệu quả bảo vệ khi sử dụng, cũng như có độ bền cao, sử dụng lâu dài, đã tạo dựng được sự uy tín và niềm tin của người tiêu dùng Việt. Bên cạnh chất lượng đảm bảo, thiết kế gọn dàng và chất liệu tốt, mang lại độ bền cũng như hạn chế các nguy cơ cháy nổ, chính vì vậy, giá thành của những chiếc CB Panasonic cũng ở mức khá cao so CB và CB chống giật của các thương hiệu khác trên thị trường.
Những chiếc CB thông thường là MCB và MCCB có mức giá bán từng loại dao động từ vài chục ngàn cho đến vài triệu đồng. Những chiếc MCB từ 1 pha cho đến 4 pha, cường độ dòng điện định mức cũng giao động từ 6A đến 100A đa dạng cho sự lựa chọn của bạn. Tuy những chiếc CB thông thường cho hệ thống điện dân dụng chỉ có mức cường độ dòng điện định danh dao động từ 6A đến 40A, vì vậy mức giá cũng ở mức thấp nhất (chỉ khoảng 83.000đ cho loại 1 pha và 600.000đ cho loại 4 pha). Trong khi đó, những chiếc MCCB có giá bán cao hơn khá nhiều, dao động trong khoảng 700.000đ đến hơn 8 triệu đồng, nhờ thiết kế CB khối liền mạch cho sản phẩm thiết bị đóng ngắt này trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
Những chiếc CB chống giật Panasonic cũng mang đến cho bạn nhiều mẫu sản phẩm đa dạng, những chiếc CB chống giật 2 hoặc 3 pha, với dòng điện định danh cũng dao động từ 6A đến 100A, và dòng rò là khoảng 15mA đến 30mA. Chiếc aptomat RCBO của Panasonic là loại CB 2 cực có dòng ngắt định danh là 6kA (240VAC) và dòng rò là 30mA, và cường độ dòng điện dao động trong khoảng rộng, từ 6A và 63A, vì vậy mức giá dao động từ 570.000đ đến 870.000đ.
>>> Click Ở Đây để xem bảng giá CB chống giật đầy đủ.
>>> Đọc thêm: Giá Aptomat chống giật Panasonic
Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn và từng vị trí trong mạch điện mà bạn có thể lựa chọn loại CB và CB chống giật khác nhau, hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản và đầy đủ nhất về sự khác biệt của 2 loại CB này và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với Thuận Phong theo 1 trong các cách liên hệ dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn mẫu cầu dao phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của bạn nhất, đồng thời báo giá cho bạn mức giá bán được chiết khấu tốt nhất.
>>> Click Đây để tham khảo đầy đủ các mẫu Cầu dao chống chập Panasonic
Thông tin liên hệ thiết bị dân dụng Thuận Phong:
- Địa chỉ: 113 Kinh Dương Vương, phường 12, quận 6, tp.HCM
- Điện thoại – Hotline: 08 688 0550
- Website: thuanphong.vn
- Email: kinhdoanh@thuanphong.vn